1. Gỗ Lũa được hình thành qua quá trình phong hóa:
Gỗ Lũa ở trên vách đá cao, đồi núi, những nơi khí hậu khắc nghiệt, vùng đất có ít độ ẩm và ít dưỡng chất, chịu tác động của gió sương, mưa nắng, xói mòn, sự xâm hoại của côn trùng.
2. Gỗ Lũa được hình thành qua quá trình địa hóa:
Gỗ Lũa bị vùi lấp sâu trong lòng đất do địa chấn, sạt lở lâu năm.
3. Gỗ Lũa được hình thành qua quá trình thủy hóa:
Gỗ Lũa nằm sâu dưới đáy sông hồ, khe suối, ngâm trong bùn nước hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm, chịu tác động của dịch chuyển địa lý dòng chảy…

Ba loại Gỗ Lũa trên loại nào cũng bền đẹp, có dáng thế, màu sắc đặc trưng của thời gian. Gỗ Lũa trai vàng qua quá trình phong hóa ở vùng núi cao (Tây Nguyên Việt Nam) là loại gỗ được ưa chuộng nhất bởi còn giữ nguyên màu sắc, vân thớ tự nhiên.